"Thương hiệu" thực ra là gì?
Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, đồng thời là nhà sáng lập và chủ tịch của trang LogoYes.com - website thiết kế logo theo mô hình do-it-yourself (tự tay làm lấy) đầu tiên trên thế giới, John Williams cho rằng, hiểu được tầm quan trọng của thuật ngữ “xây dựng thương hiệu” sẽ giúp bạn xây dựng thành công thương hiệu cho chính công ty mình.
Nói một cách đơn giản, thương hiệu chính là lời hứa của bạn đến khách hàng. Nó cho biết họ có thể trông đợi gì từ các sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, và nó phân biệt bạn với các đối thủ khác. Thương hiệu lấy nguồn gốc từ câu hỏi: Bạn là ai? Bạn muốn trở thành người như thế nào? Và trong mắt mọi người, bạn như thế nào?
Liệu bạn có phải là người dám khác biệt, sáng tạo trong lĩnh vực mình hoạt động? Hay dày dạn kinh nghiệm và đáng tin cậy? Sản phẩm của bạn theo tiêu chí giá cao đi đôi với chất lượng, hay giá thấp nhưng mang lại giá trị cao? Bạn không thể chọn cả hai, bạn cũng không thể cung cấp tất cả mọi thứ. Việc bạn là ai dựa trên mức độ khách hàng mục tiêu muốn và cần gì ở bạn.
Nền tảng cho thương hiệu chính là logo. Từ trang web, bao bì đóng gói cho đến chất liệu quảng cáo, tất cả cần được tích hợp vào logo của doanh nghiệp, nhằm truyền tải thông điệp thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp lợi thế lớn trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh.
Chiến lược và giá trị thương hiệu
Chiến lược thương hiệu là xác định kế hoạch giao tiếp và truyền tải thông điệp thương hiệu với những câu hỏi: làm thế nào, cái gì, ở đâu, khi nào và tới ai? Việc bạn quảng cáo ở đâu là một phần trong chiến lược thương hiệu. Kênh phân phối cũng là một phần của chiến lược đó. Khi đó, giao tiếp trực quan hay qua lời nói cũng là một phần trong chiến lược.
Xây dựng thương hiệu nhất quán và mang tính chiến lược sẽ tạo ra một thương hiệu mạnh với giá trị cao. Với phần giá trị gia tăng thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, bạn có thể ra giá cao hơn so với những sản phẩm tương tự nhưng lại không có thương hiệu. Ví dụ điển hình là nước ngọt và soda thông thường. Coca-Cola đã xây dựng được một thương hiệu có giá trị quá mạnh, vì thế sản phẩm của họ có giá cao hơn, và khách hàng phải trả phần cao hơn đó.
Giá trị gia tăng thực tế lên giá trị thương hiệu thường đi kèm dưới hình thức chất lượng được thừa nhận hoặc gắn kết tình cảm. Ví dụ như Nike, họ gắn các sản phẩm của mình với các ngôi sao thể thao hàng đầu, và muốn khách hàng thích luôn sản phẩm của họ từ việc yêu quý các vận động viên. Giày của Nike bán chạy không chỉ đơn thuần nhờ tính năng.
Định nghĩa chính mình
Việc định nghĩa thương hiệu cũng giống như một cuộc hành trình tự khám phá, có thể đầy khó khăn, tốn thời gian và không dễ chịu chút nào. Nó cũng đòi hỏi ít nhất việc bạn có thể trả lời được các câu hỏi sau:
Hãy tự mình nghiên cứu. Tìm hiểu nhu cầu, thói quen và mong muốn của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Đừng phụ thuộc vào những điều bạn cho rằng khách hàng nghĩ như vậy. Hãy thực sự biết họ nghĩ gì.
Hãy thực sự biết khách hàng của mình nghĩ gì.
Vì việc xác định thương hiệu và phát triển chiến lược thương hiệu có thể trở nên vô cùng phức tạp, hãy tận dụng ý kiến chuyên môn từ nhóm tư vấn doanh nghiệp nhỏ phi lợi nhuận hoặc trung tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ nào đó.
Khi đã xác định được thương hiệu, làm sao để tiếp thị ra thế giới bên ngoài? Sau đây là một số lời khuyên đơn giản, nhưng đã được thời gian kiếm chứng:
Ngọc Diệp
Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn
Nguồn: https://www.brandsvietnam.com/20004-Phat-trien-thuong-hieu-Hieu-truoc-Xay-sau
Quy mô dự kiến trên 50 gian hàng tuyển dụng của Doanh nghiệp và hơn 3.500 sinh viên, cựu sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương tham gia Job Fair TDMu 2025
[Hỗ trợ truyền thông] NGÀY HỘI VIỆC LÀM 2025 – CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP HẤP DẪN TẠI TPM. BÌNH DƯƠNG
Ngày 07/02/2025, trường Đại học Thủ Dầu Một và trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama 2 đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác toàn diện trong công tác phát triển các chương trình đào tạo liên kết, chương trình liên thông từ cao đẳng, đào tạo ngắn hạn, đào tạo khối ngành kỹ thuật, điện – điện tử, công nghệ bán dẫn, công nghệ thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp,… Đây là những nội dung hợp tác trọng tâm giữa trường Đại học Thủ Dầu Một và trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama 2.
Ngày 08/11/2024, tại Hà Nội, trường Đại học Thủ Dầu Một đã đến thăm và làm việc với Bệnh viện Bạch Mai nhằm trao đổi các nội dung hợp tác chiến lược trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ngành y dược. Buổi làm việc đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc kết nối viện - trường, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cho Bình Dương, khu vực phía Nam và cả nước.