Đặt lại tên hay đổi tên cho doanh nghiệp là việc khá hệ trọng vì nó gắn liền với thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong tương lai.
Nhằm tạo nên cái tên không gây phản cảm với người nghe cũng như tránh được sự quay lưng của khách hàng, các nhà quản trị nên nắm bắt một số bài học căn bản dưới đây.
Danh tính một doanh nghiệp nhất thiết phải được những nhóm khách hàng mục tiêu thấu hiểu. Muốn vậy, doanh nghiệp phải nắm bắt chiều sâu tâm lý của khách hàng cũng như đặc tính nhân khẩu học của thị trường trước khi lựa chọn một trong nhiều cái tên có vẻ hấp dẫn.
Đây là một quy tắc quan trọng trong marketing. Việc đặt tên ngắn gọn, giản đơn không chỉ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thứ khác về sau (ví dụ khoảng không gian quảng cáo, thời gian đọc tên trên đoạn quảng cáo radio…), mà còn giúp người đọc dễ dàng phát âm, dễ thuộc, dễ nhớ. Những tên tuổi doanh nghiệp lớn có điểm chung là ngắn, dễ đọc, dễ viết, dễ nhớ, chẳng hạn Apple, Nike, KFC…
Đôi lúc, một cái tên có thể gây ra hàng loạt nguy hiểm cho công việc kinh doanh. Nhiều năm trước, dòng xe hơi Chevrolet Nova bị ế ẩm tại các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha chỉ vì “no va” trong ngôn ngữ này được hiểu là không vận hành được.
Vì vậy, khi cần đặt tên, dù là tên doanh nghiệp, tên một ngành hàng kinh doanh mới hay đơn giản là một sản phẩm, hãy tiến hành việc nghiên cứu kỹ xem liệu ý nghĩa của tên ấy có thay đổi khi đọc chạy, đọc nối, đọc ngược hoặc khi dịch sang một thứ ngôn ngữ khác lại gây hiểu nhầm tai hại.
Trong khi Chevrolet Nova ế ẩm thì dòng sản phẩm cao cấp mang tên French Connection United Kingdom lại rất phát đạt, dù cụm từ viết tắt FCUK có vẻ dễ bị hiểu trại đi (mang nghĩa xấu), nhưng chính yếu tố táo bạo đã đem lại thành công.
Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào phản ứng tâm lý của nhóm khách hàng mục tiêu và doanh nghiệp sau khi điều nghiên đã dám táo bạo chọn lựa.
Không hạn chế các khả năng, càng có nhiều tên để chọn càng tốt. Khi đã có bản danh sách tên mới, doanh nghiệp cần:
Thống Lâm
* Nguồn: Doanh Nhân Plus
Nguồn: https://www.brandsvietnam.com/19447-Neu-can-dat-lai-ten-doanh-nghiep
Sáng ngày 06/11/2024, Trung tâm Dịch vụ, Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp, trường ĐH Thủ Dầu Một đã phối hợp với Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam tổ chức khóa đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dành cho sinh viên tham gia Cuộc thi TDMU Entrepreneurship Competition 2024 – TEC2024.
Từ ngày 9 đến 11/10/2024, Trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng Hội đồng Tư vấn - Hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam đã tổ chức thành công khóa đào tạo khởi nghiệp kinh doanh cơ bản dành cho sinh viên. Khóa học đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các bạn trẻ, mang đến những kiến thức và kỹ năng thiết thực để khởi đầu hành trình khởi nghiệp.
Chương trình giao lưu “Khởi nghiệp – Từ tư duy đến thành công” và phát động Cuộc thi sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một với ý tưởng khởi nghiệp TEC2024 do trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp quốc gia phía Nam (Hội đồng TVHTKNQG phía Nam), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.
Ngày 27/09/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp quốc gia phía Nam (Hội đồng TVHTKNQG phía Nam), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Chương trình giao lưu doanh nhân – sinh viên với chủ đề “Khởi nghiệp – Từ tư duy đến thành công” và phát động Cuộc thi sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một với ý tưởng khởi nghiệp TEC2024.