Doanh nhân khởi nghiệp thành công nào cũng có lúc nhìn quanh công ty và tự hỏi “Họ là ai vậy? Làm cách nào để tôi có thể tiếp thêm sức mạnh cho họ?”.
Vì vậy, các nhà sáng lập cần phải tìm ra những cách thức mới để hiểu được đội ngũ nhân viên đang ngày càng phát triển và thể hiện sự quan tâm đối với họ.
Trong chương trình Zero to IPO, năm nhà khởi nghiệp thành công đã cùng chia sẻ lời khuyên về chủ đề này.
Hầu hết các nhà lãnh đạo đều nghĩ rằng họ cần thay đổi lớn về vấn đề quản lý nhân sự khi bắt đầu thu nhận nhiều nhân viên hơn.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Carl Eschenbach (hiện là một đối tác của công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital, từng là cựu chủ tịch của VMware – công ty chuyên về hạ tầng đám mây và không gian làm việc số), các nhà khởi nghiệp cần giữ nguyên tư duy lãnh đạo “đặt con người lên trên hết” trong quá trình chuyển đổi từ startup thành doanh nghiệp.
Các nhà khởi nghiệp cần giữ nguyên tư duy lãnh đạo “đặt con người lên trên hết” trong quá trình chuyển đổi từ startup thành doanh nghiệp. Ảnh: Mediabistro.
Dù VMware đang phát triển nhanh vào thời điểm đó, nhưng Eschenbach không muốn thay đổi “con người lãnh đạo” của ông. Ông vẫn luôn gần gũi, thân thiện với tập thể, vẫn thăm hỏi các nhân viên hằng ngày. Số lượng nhân viên tăng lên không làm cho vị sếp này thay đổi tính cách lãnh đạo và cách tương tác với tập thể.
Khi Canva – một công cụ thiết kế trực tuyến – mới được thành lập, nhà đồng sáng lập và CEO Melanie Perkins thường ăn trưa hằng ngày với đồng nghiệp.
Đây là cơ hội để cô kết nối với mọi người trong tập thể. Các thành viên cũng thường tự mang theo thực phẩm và làm món sandwich cho người khác – cũng là dịp để họ hiểu thêm về cuộc sống của đồng nghiệp.
Công ty mở rộng, Perkins vẫn cố gắng duy trì môi trường gắn bó này như khi còn là một startup non trẻ. Mặc dù hiện giờ Canva đã quá lớn để một người có thể chuẩn bị bữa ăn trưa chung cho những người còn lại nhưng Perkins vẫn tìm cách giữ cho bữa ăn chung vẫn còn là một phần của văn hóa công ty.
Cô dành riêng một giờ ăn trưa trong lịch làm việc hằng ngày của mọi người. Công ty có những chiếc bàn lớn trong khu vực ẩm thực để nhân viên cùng ăn chung và mỗi ngày Perkins vẫn thu xếp ngồi chung với người mới đến. Thay vì vứt bỏ những truyền thống ưa thích, nhà sáng lập này đã tìm cách thích nghi khi công ty lớn lên.
Bữa trưa là cơ hội để nhà sáng lập kết nối với mọi người trong tập thể. Ảnh: A&B Business Center.
Sau khi mở công ty riêng, Amy Pressman – đồng sáng lập của công ty cung cấp phần mềm quản lý trải nghiệm khách hàng Medallia nhận thấy rằng có nhiều cách để thu hút tài năng ngoài các loại bổng lộc.
Đối với các startup, giá trị, sứ mệnh và tầm nhìn là điểm thu hút quan trọng khi tuyển dụng. Medallia xem trọng môi trường nuôi dưỡng sự học hỏi, phát triển của nhân viên và khi phỏng vấn nhân sự mới, Pressman luôn truyền đạt điều này cũng như chia sẻ những câu chuyện liên quan.
Kết quả là Medallia đã xây dựng được danh tiếng về giá trị này và có thể thu hút được những ai có tư duy thích được liên tục học hỏi.
Trong thời gian đầu khởi nghiệp, nhiều doanh nhân đặt nặng số lượng so với chất lượng. Nếu muốn tăng gấp đôi sản phẩm thì câu trả lời có lẽ là tăng gấp đôi lực lượng lao động.
Nhưng theo Patty McCord, người phụ trách bộ phận tài năng của Netflix, thuê đúng người và rõ ràng về mục tiêu, kỳ vọng ngay từ lúc đầu mới chính là chìa khóa đưa bạn tiến về phía trước.
Mọi công ty mới luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, vì thế, họ cần thuê những người đủ sức giải quyết các vấn đề này.
Thuê đúng người và rõ ràng về mục tiêu, kỳ vọng ngay từ lúc đầu mới chính là chìa khóa đưa bạn tiến về phía trước. Ảnh: Mediabistro.
Nếu muốn thuê một người có đam mê nhưng không nhất thiết có kinh nghiệm giải quyết vấn đề, bạn cần đặt ra những mong đợi rõ ràng ngay từ lúc đầu: “Hãy cho những người đam mê này một thời hạn chót thật chặt khi cần giải quyết một vấn đề cụ thể”. Nếu họ không thể tìm được giải pháp, bạn cần hỗ trợ ngay các nguồn lực khác.
Mọi người đều thích được lãnh đạo cấp cao đánh giá cao. Fred Luddy, nhà sáng lập của Công ty điện toán đám mây ServiceNow kể lại một khoảnh khắc mà anh không thể quên trong sự nghiệp của mình: “Khi tôi còn là một lập trình viên ở Amdahl Corporation, nhà sáng lập Gene Amdahl đã dành thời gian trong lịch làm việc bận rộn của ông để bày tỏ sự nhìn nhận đối với tôi.
Ông bước vào phòng và nói: Tôi rất biết ơn khi anh làm việc ở đây. Anh là người duy nhất có thể làm tốt việc này”. Và khi ServiceNow của Luddy phát triển mạnh, anh vẫn giữ thói quen bày tỏ lòng tri ân đối với từng nhân viên bất cứ khi nào có thể.
Sỹ Anh / Fast Company
Nguồn: Doanh Nhân+
Sáng ngày 06/11/2024, Trung tâm Dịch vụ, Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp, trường ĐH Thủ Dầu Một đã phối hợp với Hội đồng Tư vấn – Hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam tổ chức khóa đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dành cho sinh viên tham gia Cuộc thi TDMU Entrepreneurship Competition 2024 – TEC2024.
Từ ngày 9 đến 11/10/2024, Trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng Hội đồng Tư vấn - Hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam đã tổ chức thành công khóa đào tạo khởi nghiệp kinh doanh cơ bản dành cho sinh viên. Khóa học đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các bạn trẻ, mang đến những kiến thức và kỹ năng thiết thực để khởi đầu hành trình khởi nghiệp.
Chương trình giao lưu “Khởi nghiệp – Từ tư duy đến thành công” và phát động Cuộc thi sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một với ý tưởng khởi nghiệp TEC2024 do trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp quốc gia phía Nam (Hội đồng TVHTKNQG phía Nam), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.
Ngày 27/09/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp quốc gia phía Nam (Hội đồng TVHTKNQG phía Nam), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Chương trình giao lưu doanh nhân – sinh viên với chủ đề “Khởi nghiệp – Từ tư duy đến thành công” và phát động Cuộc thi sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một với ý tưởng khởi nghiệp TEC2024.