Trung tâm Dịch vụ, Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi Nghiệp - Trường Đại học Thủ Dầu Một được dự án V2work hỗ trợ phát triển, đồng tài trợ bởi Hội đồng chung châu Âu (EU) trong chương trình Erasmus+, với hợp đồng số 586252-EPP-1-2017-1-ES-EPPKA2-CBHE-SP.

Dự án OriAir thẳng tiến vào chung kết CiC 2021

24/09/2021 15:52  2039

Dự án OriAir của nhóm sinh viên đến từ Đại học Thủ Dầu Một đã “Bứt phá” thành công và trở thành 12 dự án xuất sắc nhất của bảng sinh viên tiến thẳng vào vòng Chung kết cuộc thi CiC 2021.

Creative Idea Challenge - CiC 2021 là cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho học sinh và sinh viên được tổ chức thường niên. Cuộc thi nằm trong chuỗi hệ thống các chương trình về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) của ĐHQG-HCM, dựa vào khung mô hình “hành trình khởi nghiệp”. Cuộc thi được sự đồng hành của các trường Đại học và sự hỗ trợ từ Sở KH&CN TP.HCM, Quỹ Khởi nghiệp ĐHQG-HCM.
 
Khởi động từ tháng 3, đến nay, cuộc thi đã bước vào vòng thi cuối cùng để tìm ra ngôi quán quân năm 2021. Sau khi trải qua quá trình tập huấn, dưới sự tư vấn của các chuyên gia cố vấn (mentor), 25 đội chiến thắng ở các vòng trước đã bước vào vòng thi thứ 4 với chủ đề “Bứt phá”. Đúng như tên gọi, tại vòng này, các đội phải thực hiện phần thuyết trình về dự án, mạnh dạn đưa ra những thay đổi quan trọng để tăng tính thuyết phục đối với Ban giám khảo. Và đội tuyển đến từ trường ĐH Thủ Dầu Một đã thể hiện được sự bản lĩnh, quyết đoán khi khi “bứt phá” thành công, ghi tên mình vào danh sách 12 đội xuất sắc nhất tại vòng chung kết.
 
Để biết được các bạn sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một đã có những thay đổi quan trọng gì trong suốt quá trình tham gia cuộc thi? Và liệu chiến lược đó có mang lại thắng lợi cuối cùng? Chúng ta hãy cùng chờ đợi vòng chung kết sẽ diễn ra vào cuối tháng 10/2021.

CiC là sáng kiến xuất phát từ các nhà sáng lập từ Startup và lãnh đạo ITP mong muốn tạo ra một cuộc thi chuyên sâu về khởi nghiệp, đặc biệt là KNĐMST dành cho sinh viên. Cuộc thi là nơi “truyền cảm hứng”, dẫn dắt các dự án tự “khám phá” và “trải nghiệm” trong môi trường khởi nghiệp thực tế. Mục đích cuộc thi nhằm lan tỏa tinh thần và tư duy khởi nghiệp, tìm kiếm và nâng tầm các doanh nhân khởi nghiệp tiềm năng, ươm mầm và gọi vốn cho các dự án khả thi từ những cá nhân và nhóm dự án với các ý tưởng sơ khai ban đầu. Hành trình của cuộc thi là một quá trình huấn luyện và đào tạo khởi nghiệp kéo dài từ 6 – 8 tháng. Sinh viên với các ý tưởng/dự án sẽ được cung cấp những kỹ năng, kiến thức và trải nghiệm trong môi trường khởi nghiệp thật sự dưới sự hướng dẫn của hơn 40 nhà sáng lập, các chuyên gia và nhà cố vấn nhiều kinh nghiệm.


Ở bảng sinh viên, thay vì 10 đội như dự kiến bạn đầu, CiC 2021 đã quyết định chọn 12 đội vào chung kết sau khi chứng kiến sự thể hiện xuất sắc của các đội tại vòng thi "Bứt phá"


4 thành viên đến từ trường ĐH Thủ Dầu Một đều cùng tham gia trong CLB Sinh viên Khởi nghiệp: Phạm Thị Hồng Thương - Lớp D18KT01, Nguyễn Đình Hùng - Lớp D18QT06, Nguyễn Ngọc Cẩm Tú - Lớp D18PM03, Lâm Thúy Trinh - Lớp D19LUQT01

BBT

TIN TỨC TDMU

Trung tâm Dịch vụ, hợp tác doanh nghiệp và khởi nghiệp triển khai thông báo cho thuê lễ phục tham dự Lễ Tốt nghiệp lần 1 năm 2024

Sáng ngày 26/07/2024, trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức hội nghị Công bố quyết định thành lập các đơn vị thuộc, trực thuộc trường Đại học Thủ Dầu Một theo Nghị quyết số 26 của Hội đồng trường và trao quyết định công tác cán bộ.

Ngày 18/07/2024, Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Thủ Dầu Một đã công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển (điểm sàn) theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT vào đại học chính quy năm 2024. Mức điểm dao động từ 15 điểm đến 18 điểm.



KHẢO SÁT TRỰC TUYẾN