Mục tiêu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội:
Có kiến thức cơ sở vàchuyên môn vững vàng
Thuần thục kỹnăng thực hành nghềnghiệp
Có năng lực nghiên cứu và khả năng sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến con người, gia đình, cộng đồng và xã hội tương xứng với trình độ đại học
Có trách nhiệm nghề nghiệp, sẵn sàng thích nghi với môi trường làm việc đa dạng
Có ý thức và khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và nghềnghiệp.
Có năng lực ngoại ngữ để lĩnh hội và tiếp nhận các dự án quốc tế về lĩnh vực công tác xã hội.
Điểm mạnh
Chương trình đào tạo luôn được cập nhật, đầu tư và phát triển hằng năm một cách bài bản, gắn lý thuyết và thực hành, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao và cấp thiết của xã hội.
Nhà trường có chiến lược rõ ràng nhằm xây dựng khoa CTXH trở thành địa chỉ đào tạo ngành CTXH có chất lượng cao.
Đội ngũ cố vấn hàng đầu cónhiều kinh nghiệm về việc thành lập nghề CTXH tại Việt Nam cùng lực lượng giảng viên lành nghề, tâm huyết với nghề công tác xã hội.
Cómạng lưới cơ sở thực hành CTXH rộng khắp, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên rèn nghề ngay tại địa bàn thực tế.
Cómối quan hệ tốt các cơ quan, đơn vị có sử dụng nhân lực ngành CTXH, hỗ trợ sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Nội dung chương trình
Chương trình đạo tạo cử nhân CTXH có các chuyên ngành sau:
An sinh xã hội: trang bị cho người học kỹ năng đánh giá tác động của các chính sách phúc lợi xã hội và kinh tế đến việc cung cấp và tiếp cận các dịch vụ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội cho tất cảcác cá nhân, nhóm và cộng đồng trong xã hội, nhất là trong các cộng đồng dễ bị tổn thương. Có khả năng phân tích một cách phản biện và thúc đẩy các chính sách nhằm tăng cường quyền con người, công bằng kinh tế và công bằng xã hội.
Phát triển cộng đồng: đào tạo người học đủ năng lực thực hiện các can thiệp nhằm mục đích nâng cao năng lực và thúc đẩy sựtham gia của các cộng đồng yếu thế, cộng đồng dễ bị tổn thương như cộng đồng người nhập cư, người nghèo, người dân tộc thiểu số, ... trên cơ sở tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
Kỹ năng xã hội: rèn luyện cho người học thuần thục các kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý xung đột, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng quản lý dựán, kỹ năng quản lý stress....
Bằng cấp
Bằng cử nhân Công tác xã hội (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia)
SV CTXH luôn luôn lắng nghe, sẵn sàng trải nghiệm
Năng lực nghề nghiệp
Một số vị trí công việc tiêu biểu sau tốt nghiệp:
Là cán bộ, chuyên viên làm việc trong lĩnh vực xã hội các cấp từTrung ương đến đơn vị xã/phường.
Làm nhân viên xã hội ở các cơ quan tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, các trung tâm xã hội trong các lĩnh vực giáo dục, tôn giáo, môi trường, an ninh xã hội, dân số, sức khỏe, và truyền thông...
Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế
Tham gia vào các nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, hoặc làm công tác kiểm huấn trong lĩnh vưc đào tạo cho các trường đại học.
Ngành Công tác xã hội đang nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung
đợt 1 từ ngày 21/8/2016 đến 31/8/2016 với điểm chuẩn là 15 (tổ hợp điểm 3 môn thi THPT quốc gia không nhân hệ số).
Để tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng tham khảo website Đại học Thủ Dầu Mộtwww.tdmu. edu.vn hoặc liên hệ Trung tâm Tư vấn tuyển sinh để được giải đáp cụ thể.
(*)Conceive - Hình thành ý tưởng, Design - Thiết kế, Implement - Thực hiện, Operate - Vận hành